CHẾ BIẾN KHOAI TÂY SAI CÁCH LÀM ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE

Khoai tây là một loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày ở từng gia đình. Nhưng bạn có biết khi chế biến khoai tây sai cách thì không những không có dinh dưỡng gì mà còn gây hại thêm cho cơ thể. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có thêm kiến thức kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân và người thân xung quanh mình.

Khoai tây

Khoai tây

Khoai tây rất ít calo, không chứa chất béo hàm lượng vitamin, khoáng chất lại cao nhất là kali, B6, chất xơ, carotenoit và phenol tự nhiên. Đặc biệt trong khoai tây có chứa 1 số độc tố mà ít ai biết đến, phổ biến nhất là solanin (tìm thấy trong cây thuốc lá, cây bạch anh độc) và chaconin gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây ra sự yếu ớt, nhầm lẫn. Bên cạnh đó nồng độ của glycokaloid trong quả khoai tây hoang dã cũng đủ gây hại cho con người gây nhức đầu, tiêu chảy, chuột rút, thậm chí dẫn đến hôn mê. Tuy nhiên bạn đừng lo lắng khoai tây lưu thông trên thị trường đã được lai tạo loại bỏ độc tố loại bỏ những cây có tính độc, còn khoai tây hoang dã chỉ sử dụng trong các nghiên cứu

Contents

Các chuyên gia Anh đã phát hiện khoai tây nấu quá lâu dễ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Khoai tây được nấu quá lâu sẽ làm cho một loại axit amin có trong khoai tây là asparagine phản ứng với lượng đường tự nhiên trong nó tạo thành một chất gây ung thư, tổn thương hệ thần kinh là acrylamide, chúng ta rất độc, ăn nhiều khoai được nấu chín quá lâu sẽ cách sẽ làm tăng nguy cơ ung thư của bạn cao lên. Tổ chức y tế thế giới WHO đã từng đưa ra nhận định rằng: Acrylamine là “một chất ung thư tiềm tàng.”

Xem thêm: Sữa non alpha lipid – Bệnh nhân ung thư

Khoai tây chiên có chứa chất gây ung thư như khói thuốc lá.

Khoai tây chiên có chứa chất gây ung thư

Khoai tây chiên có chứa chất gây ung thư

Các chuyên gia y tế Anh đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ ung thư khi ăn khoai tây chiên và các thực phẩm chiên rán vì chúng chứa một chất có hại hay gặp trong khói thuốc là Acrylamide (AA). Cũng tương tự như việc nấu khoai tây quá lâu thì việc chiên khoai tây ở nhiệt độ cao >120oC cũng sinh ra AA. Acrylamide không có trong hải sản, thịt, hay sữa mà lại có trong các thực phẩm giàu tinh bột khi nướng hoặc chiên ở nhiệt độ cao, có trong các thực phẩm như ngũ cốc, cà phê, bánh quy, bánh mỳ, bim bim và đặc biệt chất này cũng có trong khói thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi. Ăn quá nhiều khoai tây chiên là tăng cholesterol trong máu, tăng nguy cơ béo phi, tim mạch, huyết áp cao tăng lên 11%, béo phì.

Tham khảo thêm: Chế độ ăn uống khoa học dành cho người lớn tuổi

Sử dụng khoai tây lên mầm gây ngộ độc

Củ khoai tây đã mọc mầm chuyển sang màu xanh rất độc nếu cố tình sử dụng. Khi củ quá già, tinh bột trong củ sẽ chuyển thành các loại đường và biến đổi thành các ancaloit là chất có khả năng gây ngộ độc ngứa, nóng rát cổ, nôn mửa, tiêu chảy, đau vùng thượng vị, nặng hơn có thể đau đầu, khó thở, rối loạn ý thức, mê sảng. Chất này thường hay tập trung ở khu vực vỏ màu xanh, thân lá, mầm.Trong một củ khoai tây bình thường có 12-20 mg/kg Glycoalkaloid, khoai tây có mầm là 250-280 mg/kg Glycoalkaloid trong củ khoai tây có vỏ xanh lên đến 1500-2200 mg/kg Glycoalkaloid. Tốt nhất là không nên sử dụng khoai tây đã lên mầm.

Bài viết tham khảo: Thủ phạm gây bệnh ung thư gan

Các phương pháp bảo quản và chế biến khoai tây:

Bảo quản và chế biến khoai tây

Bảo quản và chế biến khoai tây

-Khoai tây sống nên được cắt lát mỏng và ngâm trong nước 15-30 phút trước khi chế biến để giảm sự hình thành acrylamide trong khi nấu.

– Không nên bảo quản khoai tây trong tủ lạnh vì sẽ làm tăng lượng đường dẫn đến tăng acrylamide. Tốt nhất nên bảo quản khoai tây ở nơi thoáng mát ở 6oC, ngăn mọc mầm.

-So với chiên từng miếng nhỏ thì khoai tây nướng, luộc, hấp nguyên củ giảm sự hình thành acylamine.

– Acylamine sẽ tích lũy nhiều hơn nếu chiên kỹ trong thời gian dài hoặc ở nhiệt độ cao.  Chỉ nên nướng miếng khoai đến khi miếng khoai có màu vàng nhạt, những chỗ sẫm màu là chỗ chứa nhiều acylamine.

Hi vọng qua bài viết bạn đã có thêm kiến thức về cách chế biến khoai tây 1 cách dinh dưỡng cho sức khỏe. Chia sẻ sữa non alpha lipid luôn muốn mang đến cho các bạn những gì tốt đẹp nhất có thể.

Bài viết sản phẩm: Sữa non alpha lipid có tốt không?

Suanonalphalipidlifeline.net với sản phẩm sữa non alpha lipid sẽ luôn luôn đồng hành cùng bạn bước qua mọi khó khăn trong cuộc sống.

Đánh giá bài viết này