NHỒI MÁU CƠ TIM CÓ ĐỀ PHÒNG ĐƯỢC KHÔNG?

Bệnh nhồi máu cơ tim

Bệnh nhồi máu cơ tim

Trên thế giới mỗi năm có đến 7.3 triệu người chết do nhồi máu cơ tim trong đó có hơn ¼ là chết trong giai đoạn cấp tính của bệnh. Ở Hoa Kỳ mỗi năm có đến 735.000 người mắc căn bệnh nhồi máu cơ tim trong đó có đến  một nửa số  người tử vong vì nguyên nhân này, cứ 6 người thì có một người mắc bệnh, ước tính cứ 34s là có một người tử vong vì căn bệnh này. Còn ở Việt Nam thì sao? Trước kia căn bệnh nhồi máu cơ tim rất hiếm gặp ở Việt Nam nhưng hiện nay con số này ngày càng tăng, trung bình mỗi năm tăng từ 15 – 20%. Nhồi máu cơ tim là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm có thể gây tử vong bất cứ lúc nào. Bạn có biết tại sao không? Chúng ta cần làm gì để hạn chế căn bệnh này hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Nhồi máu cơ tim là gì? Khi máu trong lòng động mạch vành mang oxy và các chất dinh dưỡng đến các tế bào cơ tim, nhưng vì các gốc tự do dư thừa trong động mạch tạo điều kiện thuận lợi để cholesterol lắng đọng hình thành nên các mảng xơ vữa, gây áp lực máu lên cơ tim tạo thành các cục máu đông làm mạch máu bị chặn lại hoàn toàn dẫn đến tình trạng một phần cơ tim bị hủy khi lượng máu cung cấp đến phần đó bị giảm sút gây ra cơn nhồi máu cơ tim.

Xem thêm: Chế độ ăn uống khoa học dành cho người lớn tuổi

Contents

Biểu hiện của nhồi máu cơ tim:

  • Nhồi máu cơ tim được xem là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh mạch vành, nhồi máu.
  • Xuất hiện các cơn đau thắt ngực dữ dội  thường hay xuát hiện ở nam nhưng ở nữ thì lại xuất hiện các cơn đau nhẹ cảm giác khó chịu trong người, hồi hộp, đau đầu chóng mặt buồn nôn, toát mồ hôi lạnh, nhịp tim cũng như nhịp thở tăng nhanh, thở dốc.
  • Các cơn đau bắt đầu từ chính giữa ngực và lan truyền dần sang hai bên có thể lan đến cánh tay, lưng, cổ, vùng thượng vị dạ dày cảm giác giống như trái tim bị bóp chặt hay đè nặng.
  • Máu không cung cấp đến vùng cơ tim dẫn đến hoại tử vùng đó gây nên tình trạng khẩn cấp người bệnh có thể tử vong rất nhanh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Vì sao chúng ta lại mắc căn bệnh này?

Nguyên nhân mắc bệnh nhồi máu cơ tim

Nguyên nhân mắc bệnh nhồi máu cơ tim

  • Cục máu đông tạo thành các mảng xơ vữa hiện diện trong lòng mạch máu nuôi tim, tim thiếu oxy dẫn đến các tế bào sẽ chết dần.
  • Tổn thương động mạch chủ gây hẹp lỗ vào động mạch chủ.
  • Các yếu tố nguy cơ gây nhồi máu: hút thuốc làm cao huyết áp, tiểu đường, bệnh van tim, cơ tim, tăng hồng cầu, loét dạ dày, tá tràng, bệnh đường mật, béo phì,
  • Người sống trong gia đình tiền sử có người mắc bệnh thì nguy cơ mắc bệnh cũng tăng cao.
  • Càng lớn tuổi thì bệnh nhồi máu cơ tim càng cao, thường xảy ra ở nam giới nhiều hơn nữ giới
  • Ít vận động, căng thẳng hay bị stress trong công việc, làm công việc nặng.

Nhồi máu cơ tim xảy ra lúc:

  • Sau khi là việc nặng, mamg vác quá sức.
  • Đang nghỉ ngơi hay đang ngủ.
  • Khi hoạt động ngoài trời lạnh.
  • Sau khi căng thẳng tâm lý.

Tham khảo thêm: Từ chối rượu bia – đàn ông mặc váy hay cách sống hiện đại?

Có biện pháp nào để phòng ngừa hay không?

Phòng ngừa bệnh nhồi máu cơ tim

Phòng ngừa bệnh nhồi máu cơ tim

  • Các phương pháp chuẩn đoán: điện tâm đồ, siêu âm tim, chụp cắt lớp, hay chụp động mạch.
  • Có chế độ ăn uống khoa học: tăng cường bổ sung chất xơ từ rau củ quả tươi sống, không ăn các thức ăn nhiều giàu mỡ, các món chiên xào, thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật, giải pháp hỗ trợ từ thiên nhiên là một trong những giải pháp an tòan và hiệu quả nhất.
  • Hạn chế các chất kích thích như: bia, rượu, cà phê, không hút thuốc lá, cân bằng lượng thức ăn hàng ngày.
  • Vận động đều đặn, tập thể dục thường xuyên, cố gắng tập thể dục 3 – 4 lần/tuần, kiểm soát cân nặng. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe tim mạch định kỳ khoảng 6 tháng/1 lần.
  • Nên ăn cá thay vì ăn thịt, tốt  nhất là nên ăn cá biển ít nhất 2 lần trên tuần, hạn chế các thức ăn chứa nhiều cholesterol như trứng gia cầm, nội tạng động vật như: tim, gan, sô-cô-la, …, chế độ ăn ít chất béo và hàm lượng cholesterol thấp sẽ giúp ngăn ngừa được căn bệnh này.

Nhồi máu cơ tim nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa được nếu như bạn thay đổi những thói quen xấu, điều chỉnh yếu tố nguy cơ, việc phòng ngừa bệnh là điều hoàn toàn phụ thuộc vào bạn, hãy hành động mọi thứ khi còn chưa quá muộn.

Bài viết tham khảo: Chia ly – nổi buồn lớn nhất của con người

Đánh giá bài viết này