VẤN ĐỀ TRẺ SUY DINH DƯỠNG THẤP CÒI Ở VIỆT NAM

Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, sự phát triển của trẻ thơ luôn là mối quan tâm hàng đầu của bậc làm cha, làm mẹ và của toàn xã hội. Theo thống kê mới nhất của Liên Hợp Quốc trên thế giới có đến 90% trẻ thấp còi tập trung ở 36 nước, trong đó Việt Nam nằm trong Top 20. Vấn đề cấp thiết hiện này là cần phải có giải pháp can thiệp sớm nhằm kiểm soát việc thiếu hụt dinh dưỡng, hỗ trợ tăng trưởng giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Chúng ta suy nghĩ gì về vấn đề này và giải pháp đặt ra là gì?

Contents

Khái quát tình hình

Tình hình suy dinh dưỡng

Tình hình suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng thấp còi có nghĩa là trẻ thấp hơn so với tuổi của chúng, dù mức sống của người Việt Nam ngày càng được nâng cao, nhưng theo thống kê có đến khoảng 1,8 triệu trẻ em trẻ em bị suy dinh dưỡng thấp còi so với chiều cao cân nặng trẻ bình thường, chủ yếu tập trung ở các vùng miền  khó khăn cao gấp đôi so với vùng đồng bằng. Theo giáo sư Nguyễn Công Khanh chủ tịch Hội Nhi khoa Viêt Nam cho biết cứ 4 trẻ Việt thì có một trẻ thấp còi do thiếu hụt dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển sau này.

Phân loại SDD trẻ em dựa trên lâm sàng các chỉ số nhân trắc (số đo vòng đầu, vòng tay, cân nặng, chiều cao…).Đây là chỉ số dễ áp dụng và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới để đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng. Khi có 1 chỉ số <-2SD là suy dưỡng vừa, <-3SD là suy dinh dưỡng nặng.

-Suy dinh dưỡng cấp: Chỉ số chiều cao theo tuổi bình thường nhưng cân nặng/chiều cao thì <-2 SD

-Suy dinh dưỡng mãn đã phục hồi: Chiều cao theo tuổi <-2SD nhưng cân nặng/chiều cao thì lại bình thường. Cẩn thận nguy cơ béo phì.

-Suy dinh dưỡng mãn tiến triển: Chiều cao theo tuổi <-2SD nhưng cân nặng/chiều cao thì <-2SD

-Suy dinh dưỡng bào thai: khi chào đời trẻ có cân nặng <2,5 kg, chiều dài <48cm, vòng đầu<35cm được xem là suy dinh dưỡng.

Xem thêm: Thủ phạm gây bệnh ung thư gan

Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng:

Nguyên nhân suy dinh dưỡng

Nguyên nhân suy dinh dưỡng

Theo các nghiên cứu cho thấy trẻ thiếu vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày, dẫn đến tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng, gây bệnh bệnh thấp còi suy dinh dưỡng. Phần lớn do một số bậc cha mẹ thiếu kiến thức nuôi dạy con trẻ như: cai sữa sớm cho trẻ hay cho trẻ bú sữa ngoài thay vì sữa mẹ, cho trẻ ăn dặm không đúng cách, hay không đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cần thiết của trẻ; cũng có thể là do thiếu điều kiện kinh tế để đáp ứng đủ dinh dưỡng cho trẻ.

-Trẻ hay mắc bệnh lý nhiễm trùng như: viêm họng, viêm phổi, viêm đường hô hấp khiến trẻ biếng ăn, kèm theo việc phải sử dụng thuốc kháng sinh làm tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa dẫn đến thức ăn khó hấp thụ vào cơ thể.

-Trẻ sinh non, thiếu hụt một nhóm chất cụ thể nào đó như: vitamin D hay Canxi, Sắt…

-Nhiều trường hợp có tầm vóc nhỏ bé là do di truyền bởi gen bố mẹ, vì thế bố mẹ cùng đừng quá lo lắng, điều quan trọng nhất là kiểm soát được tăng trưởng của bé

Tình trạng này kéo dài trong một thời gian nhất định kiến trẻ khi trưởng thành vẫn thấp bé so với mức chuẩn quy định, ảnh hưởng đến việc phát triển trí não và khả năng học tập, công việc và lao động, khả năng miễn dịch thấp, hay mắc bệnh.

Tham khảo: Suy thận – nguy hiểm và tốn kém

Các phương hướng cải thiện:

Các hướng cải thiện suy dinh dưỡng

Các hướng cải thiện suy dinh dưỡng

Trong 10 năm qua nước ta đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc giảm suy dinh dưỡng nhẹ cân hiện nay chỉ còn 1/3 tổng số trẻ em gặp phải tình trạng này.

Chiến lược dinh dưỡng là trách nhiệm của các ngành, các cấp và của toàn dân đã được đưa ra với mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm xuống còn 20% và suy dinh dưỡng thể nhẹ cân dưới 10%. Chiến lược tập trung vào 6 nội dung sau:

+Cải thiện nâng cao chất lượng bữa ăn của người dân.

+Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em.

+Từng bước kiểm soát tình trạng thừa cân béo phì.

+Nâng cao lượng vi chất trong dinh dưỡng.

+Nâng cao hiểu biết về dinh dưỡng cho người dân.

+Tăng hiệu quả của mạng lưới dinh dưỡng cộng đồng về cơ sở y tế.

-Trong số những chương trình được triển khai “Sữa học đường” đã đem lại những thành quả rõ rệt và tích cực.

-Cha mẹ cần nhận thức rõ tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng khoa học đối với sự phát triển của trẻ. Thời điểm vàng để bón thúc cho trẻ mau lớn là trong giai đoạn phôi thai và 3 năm đầu đời quyết định chủ yếu về chiều cao của trẻ.

Đối với thế giới, đứa trẻ chỉ là một sinh linh bé bỏng, nhưng đối với cha mẹ đứa trẻ chính là cả thế giới to lớn của họ.

Chia sẻ sữa non alpha lipid mang đến những gì có ích cho sức khỏe nhất đối với bạn và gia đình của bạn. Chúng tôi không vì chút lợi ích cá nhân nào cả, chúng tôi chỉ muốn mang tất cả những thứ tốt nhất cho bạn.

Bài viết sản phẩm: Tác dụng hiếm có của sữa non alpha lipid

Suanonalphalipidlifeline.net với sản phẩm sữa non alpha lipid sẽ luôn luôn đồng hành cùng bạn bước qua mọi khó khăn trong cuộc sống.

Đánh giá bài viết này