KHÁM PHÁ BỆNH GIANG MAI

Bạn có biết hàng ngày hàng giờ y học thế giới luôn phải tiếp nhận với nhiều căn bệnh xã hội gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của toàn nhân loại. Sau HIV/AIDS thì bệnh giang mai được xem là bệnh lý nguy hiểm không chỉ đến sức khỏe mà còn có thể dẫn đến tử vong hoặc tàn phế suốt đời nếu không điều trị kịp thời đồng thời nó cũng chịu nhiều áp lực về mặt tâm lý người bệnh. Một câu hỏi đặt ra là: “Bạn đã bao giờ nghe đến căn bệnh Giang Mai hay chưa? Và bạn đã hiểu gì về nó?

Bệnh giang mai là gì?

Bệnh giang mai là gì?

Trên thế giới mỗi ngày có đến 1000 ca mắc bệnh xã hội trong đó chủ yếu là số người mắc bệnh giang mai. Năm 1999 có đến 12 triệu người mắc bệnh giang mai tập trung đến 90% ở các nước đang phát triển nhất là ở khu vực Châu Phi, cùng với sự phát triển của y học, y tế công cộng số người mắc bệnh đã được giảm xuống nhưng hiện nay con số này đang tăng lên. Và đặc biệt mới đây tổ chức Y tế thế giới WHO đã đưa ra cảnh báo về khả năng kháng thuốc kháng sinh của bệnh giang mai nó đang đe dọa đời sống con người.

Contents

Bệnh Giang Mai là gì?

Là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do một loại xoắn khuẩn có tên khoa học là Treponemapallidum gây nên.  Vi khuẩn này được phát hiện vào năm 1905 gây ra nhiều bệnh như giang mai, bệnh ghẻ, bệnh Pina, … có dạng xoắn ốc dài khoảng 6-15  và rộng 0.1 – 0.2 chúng xâm nhập vào cơ thể qua các lớp niêm mạc bị xây xác, vào hạch và máu rồi dần lan truyền khắp cơ thể . Nơi xuất phát của bệnh giang mai vẫn chưa được xác định chính xác.

Nguyên nhân gây bệnh?

Nguyên nhân gây bệnh giang mai.

Nguyên nhân gây bệnh giang mai.

Đây là một bệnh rất dễ lây nhiễm.

-Nắm định nghĩa của bệnh giang mai thì phần nào bạn cũng đã hiểu nguyên nhân gây bệnh là từ đâu:

+Qua đường tình dục: đến 90% trường hợp bệnh nhân mắc bệnh là do lây truyền qua đường tình dục, quan hệ bừa bãi,  không an toàn với người mắc bệnh dẫn đến nguy cơ mắc bệnh giang mai rất cao đối vơi nữ là 80% và nam là 40%. Sử dụng bao cao su có thể làm giảm nguy cơ nhưng không ngăn chặn hoàn toàn được khả năng mắc bệnh giang mai.

+ Qua đường máu: Vô tình nhận máu từ người tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh mà không hay biết, nam giới có thể bị lây bệnh từ con đường này. Bất cứ hình thức nào liên quan đến việc tim chích đều làm cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.

-Ngoài ra cũng có nhiều yếu tố nguy cơ khác gây bệnh như:

+ Do bẩm sinh : mẹ đang mang thai mà mắc bệnh giang mai lây nhiễm sang thai nhi trong tử cung lúc sinh qua nhau thai khiến cho thai nhi dễ tử vong sớm, thai chết lưu, giang mai bẩm sinh đến 20% và sự lan truyền chủ yếu xảy ra trong giai đoạn đầu.

+ Do tiếp xúc gián tiếp: Virus dễ bị xâm nhập thông qua các tổn thương ở ngoài da dễ lây lan từ người này sang người khác do dùng chung các đồ dùng các nhân như: bàn chải đánh răng, dao cạo râu, khăn mặt, khăn tắm…của người bệnh. Chú ý giang mai không lây qua việc dùng chung nhà vệ sinh, bồn tắm, dụng cụ ăn uống vì thế đừng xa lánh người mắc bệnh.

Xem thêm: Các bệnh tim thường gặp

Đối tượng dễ mắc bệnh

Người nhiễm HIV/AIDS, nhân viên y tế, trẻ sơ sinh, người quan hệ tình dục bừa bãi không an toàn.

Triệu chứng bệnh

Triệu chứng của bệnh giang mai.

Triệu chứng của bệnh giang mai.

Hầu hết người mắc bệnh đều trong có mặc cảm, xấu hổ, tinh thần suy sục, ngại giao vì những vết lở loét trên người.

Dấu hiệu mắc bệnh rất khó nhận biết vì vậy nhiều người không biết mình đang mắc bệnh không có bất kỳ một dấu hiệu nhiễm trùng nào nhưng lại có dấu hiệu tổn thương các cơ quan trong cơ thể.

-Giai đoạn 1: Thời gian ủ bệnh là 9-90 ngày trung bình là 21 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Xuất hiện các vết loét nông màu đỏ tươi hình tròn hay bầu dục, không có vảy, ngứa, nhưng không đau ở những nơi tiếp xúc với xoắn khuẩn như: âm đạo, cổ tử cung, môi lớn, môi bé, dương vật, quy đầu, hậu môn, miệng, họng, lưỡi, trán… kèm theo nổi hạch 2 bên vùng bẹn. Các dấu hiệu trên có thể dần biến mất sau 3-6 tuần nhưng thực sự bệnh vẫn tiếp tục phát triển vi khuẩn đã đi vào máu làm xuất hiện các triệu chứng khác.

->Đây là giai đoạn rất quan trọng trong việc phát hiện và điều trị kịp thời.

-Giai đoạn 2: sau 4-10 tuần sau giai đoạn 1 với các biểu hiện như:

+Xuất hiện các vết ban đối xứng màu hồng trên các mạn sườn, ngực, bụng, chi trên không gây ngứa trong vòng từ 1-3 tuần rồi biến mất.

+Xuất hiện các mảng sấn thường có viền da xung quanh, vết loét da, nốt phỏng nước, bong vảy, xuất hiện mũ, nhưng vẫn không đau. Đặc biệt ở các chỗ ẩm ướt trên cơ thể bị tổn thương nặng hơn với các vết ban bằng phẳng rộng màu trắng.

+Bắt đầu sốt, nổi hạch bạch huyết, mệt mỏi, đau đầu, dẫn đến chán ăn sút cân.

-Giai đoạn tiềm ẩn: Sau khi kết thúc 2 giai đoạn trên chia làm 2 loại:

+Tiềm ẩn sớm: thời gian tiềm ẩn dưới 1 năm sau giai đoạn 2, có thể tái phát các triệu chứng bệnh.

+Tiềm ẩn muộn: thời gian tiềm ẩn trên 1 năm sau giai đoạn 2, không tái phát các triệu chứng bệnh.

-Giai đoạn cuối: từ 3-15 năm sau khi phát bệnh, ở giai đoạn này không lây bệnh: xuất hiện các khối u sùi, ăn sâu vào da, xương, chảy máu lẫn mũ, có những tổn thương gồ lên trên bề mặt da tập trung thành từng đám.

+Giang mai thần kinh chiếm 6,5% xuất hiện từ 1-46 năm, liên quan đến hệ thần kinh gây suy nhược cơ thể, rối loạn ý thức, trầm cảm, động kinh, ảo giác, thậm chí có thể gây viêm màng não.

+Giang mai tim mạch chiếm 10% xuất hiện từ 4-25 năm, gây phình mạch, nghẽn động mạch, viêm động mạch chủ, vỡ mạch.

+Củ giang mai chiếm 15% xuất hiện từ 10-30 năm, có hình cầu, mẩn đỏ, có thể gây hoại tử hay tạo viêm loét.

Tham khảo thêm: Nhồi máu cơ tim có đề phòng được không?

Điều trị – phòng ngừa:

Phòng ngừa và điều trị bệnh giang mai.

Phòng ngừa và điều trị bệnh giang mai.

-Khi thấy cơ thể mắc các dấu hiệu trên cần đến khám ngay bác sĩ để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời, không để qua giai đoạn 2, 3 vì giai đoạn này xoắn khuẩn đã ăn sâu niêm nạc chỉ có thể giảm bớt tai hại và kéo dài thời gian sống.

-WHO khuyến cáo sử dụng kháng sinh benzathine penicilin được tiêm vào mông hoặc đùi cơ bắp của bệnh nhân mắc bệnh giang mai. Tỷ lệ khỏi bệnh là khá cao nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thep chỉ dẫn của bác sĩ.

-Hiện nay vẫn chưa có vác xin phòng bệnh vì thế cách tốt nhất vẫn nên phòng ngừa bệnh: không quan hệ tình dục với người bệnh giang mai.

-Y tế, Tổ chức, cơ quan cần tuyên truyền nâng cao kiến thức bệnh cho người dân để mỗi người, mỗi nhà đều biết cách phòng ngừa.

Bài viết tham khảo: Chế độ ăn uống dành cho người lớn tuổi

Đánh giá bài viết này