Dân gian có câu: “Cái răng cái tóc là gốc con người” từ xa xưa ông cha ta đã coi trọng vai trò của hàm răng, mái tóc đó là cái nhìn đầu tiên để đánh giá con người đẹp. Răng miệng là nơi thu nhận thức ăn vào cơ thể rất dễ bị vi sinh vật xâm nhập nếu không được vệ sinh sạch sẽ gây ra nhiều căn bệnh về răng miệng như: viêm lợi, sâu răng, viêm quanh răng, … Để tránh những được các bệnh về răng miệng chúng ta hãy chăm sóc và bảo vệ răng mình đúng cách. Một hàm răng đẹp, một nụ cười xinh, một bắt đầu mới mẻ, một chuỗi dài hạnh phúc.
Contents
Viêm lợi.
Lợi gồm có phần niêm nạc miệng biệt hóa ôm quanh răng săn chắc có màu hồng nhạt, chia làm lợi tự do và lợi dính, có nhiệm vụ bảo vệ che chở và giữ cho răng được chắc chắn. Bệnh viêm lợi là bệnh do mảng bám trên răng gây nên mẩn đỏ dẫn đến sưng nướu.
Nguyên nhân gây viêm lợi:
-Do vi khuẩn trong mảng bám hoặc cao răng tồn tại lâu ngày trong răng miệng, các mảng bám không được làm sạch thường xuyên tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công đến tận chân răng sản sinh ra enzym phá hủy sự liên kết của các biểu mô.
-Do cấu trúc răng miệng bị tụt lợi mà xuất hiện khe hở giữa lợi và răng làm cho mảng thức ăn bám vào đây.
-Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách.
-Hút thuốc lá, uống nhiều chất kích thích như: bia, rượu, cà phê…
-Thói quen ăn uống: ăn nhiều đồ ngọt, thức ăn quá lạnh hay quá nóng tạo nên những mảng bám trên răng, thường xuyên ăn các thức ăn quá mềm làm cho hàm răng lười hoạt động dẫn đến cấu trúc răng ngày càng yếu đi.
– Do tuổi tác tăng lên, hay dùng các loại thuốc làm cho việc tiết nước bọt của miệng giảm, miệng khô nên khả năng loại bỏ các mảng bám giảm dần, tạo điều kiện cho các mảng bám và cao răng tích tụ dễ dàng hơn.
-Người có hệ miễn dịch suy giảm, mắc bệnh tiểu đường (mạch máu dầy lên) hay phụ nữ trong thời kỳ mang thai (hormone thay đổi dễ mẫn cảm với các mảng bám) là những đối tượng dễ mắc bệnh viêm lợi nhất.
Triệu chứng: lợi bị sưng đỏ, sưng phồng, dễ chảy máu đau nhức nhất là khi chải răng, kèm theo hôi miệng, sưng má. Nếu khi được chữa trị kịp thời bệnh sẽ tiến triển nặng hơn tạo thành những lỗ hỏng quanh răng chính là nơi tích tụ các mảnh vụn thức ăn gây nên nhiễm trùng tiến triển thành bệnh nha chu, các lỗ hỏng này ngày càng sâu, lợi bị phá hủy răng không còn chỗ bá nữa, sẽ trở nên lỏng lẻo và cuối cùng rụng ra.
Cách điều trị:
-Nên đến phòng khám răng để loại bỏ những mảng bám răng và cao răng, lấy cao răng định kỳ hàng năm 6 tháng/ lần.
-Đánh răng sau khi ăn ít nhất 2 lần/ngày: mỗi khi thức dậy và trước khi đi ngủ mỗi tối.
-Lựa chọn kem đánh răng chứa flo tốt cho răng lợi, bàn chảy đánh răng mềm có thể đánh sạch khe hở chân răng.
-Súc miệng và uống nước sau khi ăn nhất là sau khi ăn đồ ngọt, hạn chế ăn đồ ngọt trước khi đi ngủ.
-Không hút thuốc, uống nhiều bia, rượu, cà phê, nước chè.
-Các bà mẹ nên lau lợi cho trẻ bằng nước muối sinh lý từ khi trẻ còn chưa có răng.
Xem thêm: Những chỉ số sức khỏe bạn nên biết
Bệnh viêm quanh răng.
Là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam và đây là một bệnh lý về răng miệng rất nguy hiểm chỉ đứng sau bệnh ung thư và tim mạch.Theo thống kê của tổ chức y tế WHO có tới 90% người trên 35 tuổi mắc bệnh viêm quanh răng.
Nguyên nhân gây bệnh:
-Do sự tích tụ vi khuẩn trong mảng bám răng và cao răng gây ảnh hưởng lên lợi và răng.
-Suy dinh dưỡng, thiếu vitamin C gây chảy máu chân răng.
-Các yếu tố như: bệnh tiểu đường, tim mạch, sức đề kháng yếu, hút thuốc lá, thai ngén, thay đổi nội tiết tố cũng góp phần là cho tình trạng viêm tiến triển nặng thêm.
Triệu chứng:
-Đây là một bệnh không lây lan, nó ngấm ngầm hủy hoại xương ổ răng và lợi. Không rõ ràng phát triển chậm chạp khó phát hiện thường người bệnh phát hiện ra bệnh trong giai đoạn cảnh báo.
-Hôi miệng là dấu hiệu đầu tiên sau đó nướu có cảm giác sưng lên, đỏ, đau, đôi khi ấn nhẹ tay hay xỉa răng bệnh nhân có thể nhìn thấy màu dịch vàng chảy ra sau một thời gian thì dịch vàng đó chuyển sang màu đục trắng hay nhầy nhầy, răng có thể bị thưa hoặc dài ra, nếu không được điều trị lâu ngày răng sẽ bắt đầu thấy lung lay có thể tự rụng ra, hình thành túi quanh răng tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ nhiều hơn.
Cách điều trị:
-Làm sạch cao răng để có sức khỏe răng miệng tốt hơn.
-Để điều trị tốt bệnh nên đến nha khoa uy tín để được bác sĩ khám và điều trị cụ thể, sử dụng kháng thể để ức chế tiêu diệt vi khuẩn, kiểm tra răng miệng định kỳ.
-Sử dụng tơ, chỉ nha khoa và nước súc miệng một cách thích hợp để loại bỏ mảng bám răng và cao răng.
-Có chế độ ăn uống lành mạnh, vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
Tham khảo: Giải thích các hiện tượng lạ xuất hiện trên cơ thể con người
Sâu răng.
Bệnh sâu răng là một bệnh phổ biến nhất của loài người, là sự tiêu hủy cấu trúc hóa vô cơ của men răng và ngà răng tạo nên lỗ hổng trên bề mặt răng.
Nguyên nhân gây bệnh:
-Do vi khuẩn, vi khuẩn luôn tồn tại trong răng và bám trên bề mặt răng nhờ lớp màng bám răng, chúng tiêu hóa đường trong thức ăn thành axit ăn mòn dần các chất vô cơ trong men răng và ngà răng là thành các lỗ sâu, thời gian.
-Không chải răng thường xuyên nhất là sau khi ăn và uống là nguyên nhân chính gây ra bệnh sâu răng.
-Chải răng không đúng cách không ngăn cản được sự xâm nhập của vi khuẩn xâm nhập.
-Hay ăn các thực phẩm, đồ uống dễ gây sâu răng như: nước ngọt, mật ong, socola, sữa, kem, kẹo cứng, ngũ cốc…, thường xuyên ăn vặt tạo điều kiện cho axit có nhiều thời gian để tấn công hơn.
-Ngoài ra tuổi tác, tuyến nước bọt, bẩm sinh của răng cũng tăng khả năng mắc bệnh.
-Vi khuẩn cũng thể truyền từ người này sang người khác từ việc dùng chung bát đũa, đồ sinh hoạt.
Triệu chứng: xuất hiện các lỗ hỏng li ti trên bề mặt răng hay quanh thân răng, xuất hiện các cơn đau nhức nhối, đau buốt răng tăng lên khi kích thích nặng hơn có cảm giác đau rất nhiều liên tục răng lung lay, trồi cao. Nếu chúng ta không phát hiện điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ ăn dần sâu vào cấu trúc răng và phá hủy tủy bên trong.
Giải pháp:
-Vệ sinh răng miệng sạch sẽ với kem chứa fluoride kết hợp với hydroxy apatid chất quan trọng trong men răng, chải răng đúng cách sau khi ăn.
-Hạn chế ăn các thực phẩm ngọt vào buổi tối, ăn vặt, uống nhiều nước để ngăn ngừa sâu răng, tăng cường bổ sung thức ăn giàu chất xơ, vitamin D như: trái cây, rau, củ để nâng cao chất lượng tổ chức răng.
-Cần nạo sạch ngà, sát khuẩn lỗ sâu và hàn trám răng bằng vật liệu amalgam, composite… điều trị cẩn thận răng có thể phục hồi lại như ban đầu, một số trường hợp nặng bệnh nhân bắt buộc phải nhổ bỏ những chiếc răng sâu này.
Chú ý cách chải răng: chọn lựa bàn chải phù hợp lứa tuổi, lông mềm vừa phải, đầu nhỏ để có thể vào được góc trong cùng của hàm răng, đặt bàn chải nghiêng 45 độ ngay dưới nướu răng, chải nhẹ theo chiều thẳng đứng hoặc hình tròn trên nướu và răng chải mặt ngoài và mặt trong vừa di chuyển vừa chải về phía mặt nhai.
Chia sẻ sữa non alpha lipid lifeline không chỉ nói về mỗi sản phẩm sữa non alpha lipid mà chủ yếu là chúng tôi muốn gửi tới bạn những kiến thức cơ bản cần có dành cho sức khỏe của bạn.
Sữa non alpha lipid mong muốn đồng hành cùng bạn bước qua mọi khó khăn trong cuộc sống.
Bài viết sản phẩm: Tác dụng hiếm có của sữa non alpha lipid