Con người là một loài động vật bậc cao đã qua quá trình tiến hóa và hoàn thiện mình khác xa với các loại động vật khác có tiếng nói, có ngôn ngữ, có tình cảm, có cộng đồng xã hội, .… Và còn rất nhiều ẩn bí trên cơ thể con người mà ta cũng khó có thể giải thích được. Việc con người xuất hiện trên thế giới này đã là một điều kỳ bí mất cả hàng ngàn năm để giải thích nhưng vẫn chưa thể hiểu rõ ràng về sự tồn tại này. Theo khoa học thì con người tiến hóa từ loài vượn cổ, mỗi cơ quan đặc điểm trong cơ thể con người đã ngày càng hoàn thiện, mỗi bộ phận trên cơ thể nhằm phục vụ một mục đích nhất định và đôi khi cơ thể có nhiều biểu hiện lạ mà chưa chắc ai cũng để ý suy nghĩ đến.
Contents
Da bị nhăn nheo sau khi ngâm nước
Ngày bé ai cũng thường thích hay nghịch nước, cho nước vào trong ủng mang đi khắp nơi hay phá nước ngâm tay lâu trong nước thì chắc hẳn sẽ thấy một điều kỳ lạ là đầu ngón tay, ngón chân trở nên nhăn nheo, nhưng bạn có từng suy nghĩ và đặt ra câu hỏi tại sao lại như vậy hay không?
Chỉ một hiện tượng đơn giản như vậy nhưng cũng khó giải thích, theo khoa học cho rằng đây không phải là tác dụng phụ của bản chất da trên ngón tay, ngón chân mà đây là một đặc điểm cơ thể đã qua quá trình chọn lọc tiến hóa. Sở dĩ lớp da ngoài cùng của chúng ta có chứa karatin có trong tóc, móng, sừng. Khi chất này tác dụng với nước nó có cơ chế chống lại sự hấp thụ và ngăn cản sự bay hơi của nước vì thế khi hấp thụ quá nhiều nước các tế bào sẽ trương lên, uống cong tạo thành các gờ dọc làm mất đi sức căng vốn có của nó nhưng rồi sẽ nhanh chóng quay trở lại trạng thái cũ khi da khô. Da nhăn không chỉ là một hoạt động sinh lý mang tính đàn hồi bình thường, mà nó còn có tác dụng tăng sức bám của tay lên các bề mặt ẩm ướt. Đây có thể được xem là một đặc điểm tiến hóa giúp con người trong quá trình thu lượm thực phẩm ở vùng ẩm ướt. Hiện nay các nhà khoa học vẫn đang trong quá trình tiếp tục nghiên cứu hiện tượng này với ý kiến cho rằng việc da nhăn không phải chỉ là do hấp thụ nước bình thường nó còn có thể có liên quan đến sự co rút các tế bào mạch máu dưới da, vấn đề này vẫn còn đang trong quá trình nghiên cứu.
Xem thêm: Những chỉ số sức khỏe bạn nên biết
Cơ thể nhột khi bị cù ở một số chỗ
Bạn có từng thắc mắc khi cơ thể mình hay nhột khi bị người khác cù mà không phải là mình cù? Tại sao một 1 số người mình cù họ nhưng họ lại không thấy nhột? Hay tại sao chỉ có một số chỗ trên cơ thể nhột mà không phải là tất cả mọi nơi trên cơ thể?
Đây là một hiện tượng quen thuộc hằng ngày có thể gặp ngay từ còn bé, các bà mẹ hay cù con mình- đây là một cách dạy con bản năng tự vệ. Cơ thể chỉ bị nhột ở một số chỗ như: lòng bàn chân, nách, hông, sươn sườn, cổ mà không phải toàn bộ cơ thể vì đây là những nơi dễ nhạy cảm với tiếp xúc nhất. Theo khoa học chứng minh khi mình tự cù vào những chỗ nhạy cảm trên thì không thấy nhột vì não chỉ huy việc việc mình muốn làm nhột ở đâu theo ý của chính bản thân mình, chính mình tiếp xúc nó làm mất đi yếu tố bất ngờ. Còn khi bị người khác cù dù có báo trước hay không ta cũng cảm thấy rất nhột vô cùng khó chịu vì mình không biết người ta cù vào chỗ nào của mình, không có tư tưởng phòng vệ, lập tức sinh ra các phản xạ điều kiện trong da và đại não dễ gây nên hưng phấn. Một số người khi bạn cù vào 1 bộ phận nào đó họ không thấy nhột vì họ đã có sự chuẩn bị trước, có khả năng chịu nhột cao, hay do bạn cù quá nhẹ dù thế nào họ cũng cảm thấy nhột nhưng quan trọng có bộc lộ hưng phấn hay không mà thôi, họ không nhột ở lòng bàn chân, hông, mạng sườn nhưng chắc chắn sẽ nhột ở nách vì không có ai là không biết nhột cả.
Tham khảo: Vấn đề trẻ suy dinh dưỡng thấp còi ở Việt Nam
Ruột thừa nhưng thật sự có thừa hay không?
Ruột thừa hay còn gọi là manh tràng hay ruột tịt đây được xem là bằng chứng cho thấy lúc trước loài người từng ăn rất nhiều chất xơ, chính mang tràng có nhiệm vụ phân giải xenlulozo phần khó hấp thụ nhất của chất xơ. Trong quá tiến hóa manh tràng nhỏ dần và mang tên ruột thừa nhưng có phải nó thừa thật hay không? Các nhà ngiên cứu khoa học ở Mỹ đã chỉ ra vai trò của ruột thừa trong bào thai và cả người trưởng thành mà ít ai ngờ đến. Ruột thừa chứa nhiều tế bào bạch cầu chống bệnh truyền nhiễm và chỉ đạo hệ thống miễn dịch sản sinh kháng thể ở bào thai, ngoài cơ chế miễn dịch nó còn có chứa năng bảo vệ những vi khuẩn có lợi, là nơi trú ngụ và phục hồi vi khuẩn tốt trong khi hệ thống đường ruột bị mất cân bằng. Nhưng khi các phản ứng miễn dịch xảy ra quá mức, kết hợp với việc sỏi làm tắt ruột thừa gây viêm nhiễm trùng thì phải phẩu thuật cắt bỏ ruột thừa nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
Con người ít lông thậm chí không có lông
Trong quá trình tiến hóa khi con người có thể tự tạo ra quần áo thì lớp lông trở nên không cần thiết nữa và thoái hoá dần đi để chống lại ký sinh trùng và làm mát cơ thể phù hợp với đời sống. Trên thực tế con người cũng có lông nhưng rất ngắn và mịn nên khó nhìn thấy, nhưng lông vẫn phát triển ở những nơi “ẩm thấp” để hấp dẫn người khác phái với mùi đặc trưng cơ thể.
Tham khảo thêm: Thói quen ăn uống sai lầm của người làm việc văn phòng
Trẻ sơ sinh chẳng thể làm được gì
Loài người là loài động vật duy nhất không thể làm được gì, sau khi sinh ra phụ thuộc hoàn toàn vào người mẹ. Mặc dù các loài linh trưởng khác cũng cần sự chăm sóc của mẹ nhưng trong 1 khoảng thời gian ngắn chúng đã có thể hoạt động linh hoạt, đi lại, ăn được trong khi con người từ lúc sinh ra đến tháng thứ 10 mới có thể chập chững biết đi, 2 tuổi có khả năng nói thành thạo. Tại sao ư? Có phải là để bù trừ cho bộ não khổng lồ và tuổi thọ sống lâu chăng? Con người có bộ não khổng lồ so với các loài động vật khác, não bộ và xương sọ của trẻ em chỉ bằng khoảng 40% bộ não người bình thường và chỉ sau 1 năm não bộ sẽ tăng gấp đôi.
=> Con người còn rất nhiều điều kỳ bí mà chính chúng ta vẫn chưa khám phá được hết.
Phần chia sẻ sữa non alpha lipid còn đem đến cho các bạn những khám phá thú vị về cơ thể con người. Chúng tôi không phải vì lợi ích cá nhân của chính mình mà thứ chúng tôi cùng sữa non alpha lipid muốn làm chính là mang lại một sức khỏe tuyệt vời nhất cho tất cả những người sử dụng sản phẩm.
Bài viết sản phẩm: Sữa non alpha lipid – tốt hay không?