Việt Nam là một đất nước nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm với khí hậu mát mẻ, mỗi mùa có một nét đặc trưng riêng biệt. Thời gian hiện đang vào mùa hè là thời điểm tuyệt vời để đi du lịch nghỉ dưỡng nhưng đây cũng là mùa nóng nhất trong năm và là thời điểm thuận lợi cho các vi sinh vật sinh sôi nảy nở dễ nhất, ẩn chứa những nguy cơ gây bệnh tật. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin về các căn bệnh thường hay gặp vào mùa hè mà các bạn cần cảnh giác để giúp cho cơ thể luôn khỏe mạnh.
Contents
Bệnh cảm cúm
Cảm cúm là một căn bệnh thường hay gặp không chỉ vào mùa đông mà còn hay xuất hiện vào mùa hè. Hầu hết người lớn có thể mắc cảm cúm 2-4 lần trong năm, đặc biệt trẻ em có thể mắc càm cúm 6-10 lần trong năm bởi có đến 200 loại virut có thể gây ra cảm cúm luôn rình rập nhòm ngò xâm nhập vào cơ thể khi gặp điều kiện thích hợp. Mùa hè thời tiết nóng bức, nhiệt độ chênh lệch giữa ngoài trời và trong nhà rất dễ làm bạn mắc bệnh cảm cúm.
Triệu chứng: Sốt trên 38OC, ớn lạnh đổ mồ hôi, đau họng, chảy nước mũi, hắt hơi, tắc mũi, ho khan, mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn.
Cách phòng chống:
+Rửa tay sau mỗi lần vệ sinh, sau khi ho, hắt hơi để tránh virus xâm nhập, không dùng chung khăn mặt với người bị đang bị cảm cúm.
+Vận động rèn luyện thể dục thể thao, đi bộ vào buổi sáng hít thở không khí trong lành rất tốt cho cơ thể.
+Ngủ đủ giấc, hạn chế tụ tập nơi đông người vì đây là những nơi dễ nhiễm cúm nhất.
+Uống từ 2-4 lít nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lí để tăng cường sức đề kháng miễn dịch bổ sung nhiều viatmin A (cà rốt, cà chua…) , vitamin C (cam, chanh, bưởi…), chất khoáng.
Xem thêm: Điều cấm kỵ sau khi ăn no
Bệnh viêm họng, thanh quản
Vào mùa hè nắng gắt, khô nóng chúng ta thường hay ăn kem, uống nước đá, nước giải khát, tắm nước lạnh là nguyên nhân gây ra bệnh viêm họng viêm thanh quản. Ngoài ra việc sử dụng điều hòa với nhiệt độ quá thấp làm khô đường hô hấp dẫn đến niêm nạc họng khô tạo điều kiện cho virus xâm nhập gây ra viêm họng, viêm thanh quản.
Triệu chứng: đau rát cổ họng, có đờm, giọng nói thay đổi, khàn tiếng, mất tiếng.
Cách phòng chống:
+Hạn chế ăn đồ mát, đồ lạnh, uống nước ấm, ngậm chanh ngâm mật ong để giữ ấm cổ, uống nước chè xanh để nguội.
+Nên để nhiêt độ phòng chênh lệch với bên ngoài khoảng 5-7OC, vệ sinh điều hòa định kỳ để loại bỏ mầm bệnh.
+Uống nước trái cây để thanh lọc cơ thể, vệ sinh miệng, họng bằng nước muối sinh lý để làm sạch hệ hô hấp loại bỏ sự xâm nhập của vi khuẩn
Bệnh tim mạch
Mùa hè với nhiệt độ tăng cao sẽ khiến cơ thể tiết nhiều mồ hôi hơn khiến cơ thể mất nước thì tim sẽ hoạt động nhiều hơn bình thường gây rối loạn nhiệt tim, mạch đập nhanh, xơ vữa động mạch, huyết áp tăng, nếu không được bổ sung nước kịp thời thì tim sẽ hoạt động ngày càng kém hiệu quả.
Triệu chứng: Mất nước do mồ hôi thoát ra nhiều dẫn đến tình trạng rối loạn điện giải, thiếu oxy trong máu, suy tim, nhồi máu cơ tim, co thắt mạch máu, máu bị cô đặc gây bất tỉnh thậm chí dễ dẫn đến tai biến, đột quỵ.
Cách phòng chống: +Trước hết phải kiểm soát tình trạng sức khỏe của bản thân người bệnh cần mang theo thuốc bên người và uống thuốc đều đặn không được tự ý ngừng thuốc nếu không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
+Hạn chế đi ngoài nắng to nhất là khoảng từ 10h-15h, đội mũ, khẩu trang để chống nắng khi đi ra ngoài đường.
+Uống nhiều nước, giảm thức ăn nhiều giàu mỡ, sử dụng dầu thực vật thay vì mỡ động vật, bổ sung chất xơ từ rau do nắng nóng, người bệnh huyết áp cần duy trì sử dụng thuốc huyết áp thường xuyên, không nên tự ý dừng thuốc.
+Nên chọn đồ thoáng mát, có màu sáng, đi tất thấm hút mồ hôi, rèn luyện thể thao với những bài tập nhẹ nhàng như: đi bộ, đạp xe…
Tham khảo: Các bệnh tim thường gặp
Bệnh sốt xuất huyết
Bệnh xảy ra quanh năm nhưng bùng phát nhanh nhất là vào mùa hè mưa nhiều, độ ẩm cao thích hợp cho loài muỗi vằn (Aldes) sinh nở. Loại muỗi này sống trong và xung quanh nhà thích đẻ trứng trong ao, tù, chum, vại và bụi rậm chúng mang virus gây bệnh và truyền sang cho khỏe mạnh.
Triệu chứng: Sốt kéo dài từ 2-7 ngày 38-39 độ C, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, thân nhiệt bất thường, đi cầu phân đen, mệt mỏi, xuất hiện các chấm sốt xuất huyết ngoài da, và có một dấu hiệu đặc biệt là không ho hay sổ mũi…nếu không được chữa trị kịp thời sẽ vô cùng nguy hiểm và có khả năng tử vong cao.
Cách phòng chống: +Vệ sinh sạch sẽ khu nhà ở, phát quang bụi rậm, không vứt rác bừa bãi hạn chế môi trường sống của muỗi, thường xuyên kiểm tra diệt lăng quăng.
+Cần buông màng khi ngủ, rèm gối chăn màng cần được tẩm hóa chất để hạn chế muỗi và diệt muỗi.
+Đậy kín các chum, vại, lu chứa nước không cho muỗi đẻ trứng.
+Báo ngay với các cơ quan y tế khi phát hiện ra có người mắc bệnh sốt xuất huyết hạn chế thành dịch.
Bệnh đường ruột
Thời tiết nóng khiến cho thức ăn nhanh hỏng, nhanh ôi thiu, biến dạng có mùi thời tiết nóng ẩm rất thuận lợi cho sự phát triển của các vi khuẩn.
Triệu chứng: tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng, sốt cao
Cách phòng chống: Ăn chín uống sôi, uống thức ăn hợp vệ sinh, hạn chế ăn ngoài hàng quán, lề đường, các thức ăn chế biến sẵn, bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh nhằm hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn, rửa tay sạch trước khi ăn.
Các vi khuẩn gây bệnh có ở khắp nơi. Chúng sinh sôi rất nhanh khi trời nóng và xâm nhập vào cơ thể qua đường thức ăn, nước uống hay tay bẩn. Hậu quả là người bệnh bị mất sức, nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao.
Bài viết tham khảo: Những chỉ số sức khỏe bạn nên biết
Bệnh về da: sởi, thủy đậu.
Da là cơ quan ngoài cùng của cơ thể bao bọc cơ thể từ đầu đến chân, là cơ quan rất quan trọng nếu như nó hoạt động yếu bị tấn công, tổn thương cũng đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ xuất hiện những vấn đề sức khỏe. Có rất nhiều bệnh về da dưới đây là 2 căn bệnh hay gặp nhất là khi vào mùa hè nắng nóng ẩm tạo điều kiện phát triển của vi sinh vật.
+Sởi: do virus sởi gây ra có khả năng lây lan từ người bệnh sang người xung quanh , người bệnh hay mệt mỏi, đau đầu, mắt đỏ, phát ban toàn thân nếu không điều triệu kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm cơ tim.
Cách phòng chống: tiêm vắc xin phòng chống, bổ sung nước hoa quả hay vitamin C để tăng sức đề kháng.
+Thủy đậu: xuất hiện các mụn nước nhỏ giống như bị bỏng trên khắp cơ thể: mặt, tay, chân, bụng, ngực…sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu.
Cách phòng chống: Không dùng chung đồ các nhân với người mắc bệnh, kiêng gió, kiêng nước, tiêm phòng thuốc ngay từ khi còn bé.
Hi vọng bạn sẽ có cách phòng tránh bệnh hiệu quả để có một mùa hè vui vẻ thỏa thích vui chơi tận hưởng cuộc sống.
Phần chia sẻ của sữa non alpha lipid mang đến các vấn đề quan trọng về sức khỏe dành cho mọi người. Chúng tôi và sữa non alpha lipid luôn mang đến những điều tuyệt vời nhất dành cho những khách hàng và đọc giả.
Bài viết về sản phẩm: Tác dụng của sữa non alpha lipid