MỘNG DU LÀ GÌ?

Chúng ta thường hay nghe đến 2 từ “mộng du” trên phim ảnh mà ít khi thấy ngoài đời thật vì nó mang tính cá nhân, vậy đó có phải là một căn bệnh hay không? Và nó có nguy hiểm gì với sức khỏe hay tính mạng không? Một vấn đề được xem là khá hấp dẫn trong chuỗi kiến thức tuần này.

Mộng du là gì?

Mộng du là gì?

Mộng du hay còn gọi là hội chứng Miên hành là tình trạng rối loạn giấc ngủ thuộc họ Parasomia, người bệnh đứng dậy và đi lại và nói những điều vô nghĩa tiến hành một số hành động trong khi mà họ vẫn đang trong tình giấc ngủ ý thức thấp. Nó xảy ra ở giai đoạn ngủ say và chuẩn bị thức giấc, một điều đặc biệt là người mắc bệnh mộng du không thể nhớ được chuyện xảy ra trong lúc đó. Mộng du có thể kéo dài từ vài phút đến 30 phút kết thúc một cách đột ngột, có thể xảy ra thường xuyên vào ban đêm hoặc cũng có thể thất thường.

Đối tượng: Có khoảng từ 1-15% dân số mắc bệnh mộng du, có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào: người trưởng thành xảy ra khoảng 3 lần/1 năm, còn ở người già rất hiếm gặp, thường xảy ra ở trẻ từ 3-7 tuổi có thể kéo dài nhiều đến tuổi dậy thì sẽ biến mất.

Contents

Yếu tố nguy cơ:

Vẫn chưa tìm ra được cơ chế mắc bệnh của nó, nhưng theo nghiên cứu thì người mắc bệnh mộng du do những yếu tố nguy cơ sau:

-Thiếu ngủ, mất ngủ, mệt mỏi, ngủ không có giờ giấc, đau ốm triền miên, sốt.

-Áp lực trong công việc, trong cuộc sống hay căng thẳng, lo âu, thiếu Magiê.

-1 số điều kiện về không gian ngủ như: ngủ ở nơi lạ, nơi ngủ quá ồn ào, có nhiều ánh sáng, hay tràn đầy nước tiểu trong bàng quang, lúc ngủ cũng là nguyên nhân nhỏ dẫn đến bệnh.

-Người mắc bệnh trầm cảm, chứng ngủ gà, đau nửa đầu, hội chứng chân tay không yên, trào ngược thực quản, chấn thương đầu, rối loạn tâm thần, người uống quá nhiều bia rượu, thiếu máu não cũng làm tăng khả năng mắc bệnh.

-Một số loại thuốc như: thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc dành cho người bệnh tâm thần dùng lâu ngày cũng gây nên tình trạng mộng du.

-Theo các nghiên cứu thì người mà trong gia đình có người mắc bệnh có thể di truyền lại, có khả năng mắc bệnh gấp đôi thậm chí gấp ba lần người bình thường (nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh phần trăm mộng du của trẻ tăng 45%, còn cả bố và mẹ đều mắc bệnh thì khả năng mắc bệnh ở trẻ tăng lên đến 60%).

Xem thêm: Ta tồn tại ở đâu trong cuộc sống này

Biểu hiện của người mắc bệnh mộng du:

Biểu hiện của mộng du

Biểu hiện của mộng du

-Đang ngủ có thể tự nhiên ngồi dậy rời khỏi giường đi vòng quanh phòng đến hoặc đi đến nơi có ánh sáng mở cửa phòng đi ra ngoài, trẻ thường hay đi về phòng ngủ của bố mẹ, cũng có thể là ngồi trên giường mở mắt quờ quạng xung quanh.

-Một số người mộng du còn thực hiện các hành động phức tạp như: di chuyển đồ đạc, đi tắm, nói chuyện, ăn nhẹ, nấu nướng, … một số trường hợp hiếm gặp là rời khỏi nhà, lái xe đi quãng đường trong lúc đang ngủ, tiểu tiện trong tủ quần áo, hay thậm chí là nhảy qua cửa sổ, giết người.

-Trường hợp nặng hơn là: mộng du có động cơ có những hành động bạo lực nguy hiểm như: cầm dao tự làm tổn thương chính mình và những người xung quanh, mộng du khiếp sợ: họ nằm 1 chỗ hét rống lên trong đêm trong trạng thái vô thức, nhịp tim và hơi thở đều tăng lên, có thể xảy ra nhiều lần vào ban đêm.

-Lóng ngóng, vụng về, mắt đờ đẫn vô hồn, có nhiều hành vi kỳ lạ không phản ứng hay giao tiếp với người khác.

-Rất khó để có thể đánh thức người mộng du, nhiều người đánh thức có thể bị tấn công bởi người mộng du.

-Nhanh chóng ngủ lại sau khi hết cơn mộng du.

Tham khảo: Rôm sẩy – Miliaria

Giải pháp:

Phòng ngừa và điều trị bệnh mộng du

Phòng ngừa và điều trị bệnh mộng du

Trong gia đình có người mắc bệnh này cần kiên trì thực hiện theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

-Nên đưa bệnh nhân trở về giường không nên đánh thức hay hỏi quá nhiều câu hỏi đối với người bệnh vì có thể là họ bị kích động.

-Người nhìn thấy không nên hoảng hốt vì sẽ gây nguy hiểm cho người mắc bệnh, họ bị đánh thức đột ngột trong khi thực hiện.

-Nên ghi chú thời gian từ lúc ngủ đến lúc mộng du đánh thức trẻ trước 15 phút trước khi mộng du và nói chuyện tâm sự với trẻ trong vòng 5-10 phút liên tiếp nhiều đêm khoảng 1-2 tuần cho đến khi trẻ khỏi bệnh.

-Bệnh cũng có xu hướng là biến mất trong một vài tháng hoặc khi đến tuổi dậy thì.

-Ngủ đủ giấc, giữ cho tinh thần thoải mái vui vẽ hạn chế căng thẳng, phân chia công việc hợp lí.

-Một số mẹo để tránh bị thương hạn chế rủi ro khi bị mộng du: ngủ trong môi trường an toàn, ngủ ở tầng trệt, không có các vật nhọn gây nguy hiểm, cửa phòng được cài then, khóa cửa sổ, che rèm cửa sổ, đặt đồng hồ báo thức trong phòng ngủ, để chuông báo cửa để báo có người mở cửa.

-Những trường hợp người trưởng thành mà mắc bệnh thường xuyên với nhiều hành động nguy hiểm nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được điều trị đúng cách tránh các trường hợp nguy hiểm xảy ra.

=> Hi vọng những thông tin bổ ích trên sẽ giúp bạn có thêm những kinh nghiêm xử trí bệnh mộng du.

Chia sẻ về sữa non alpha lipid không chỉ nói riêng về sản phẩm của mình mà mong muốn quan trọng nhất là mang lại cho các bạn những kiến thức về sức khỏe tốt nhất có thể.

Sữa non alpha lipid luôn đồng hành cùng bạn bước qua mọi khó khăn trong cuộc sống.

Bài viết sản phẩm: Tác dụng hiếm có của sữa non alpha lipid

Đánh giá bài viết này