Suy giãn tĩnh mạch là gì? Nguyên nhân, cách điều trị ra sao?

Con số người mắc suy giãn tĩnh mạch ngày càng tăng, gây ra nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nhưng chưa được quan tâm đúng mức. Nên nhận biết và điều trị ngay từ giai đoạn đầu để tránh những biến chứng  lâu dài. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.

suy giãn tĩnh mạch

suy giãn tĩnh mạch

Contents

Suy giãn tĩnh mạch là gì?

Suy giãn tĩnh mạch hay còn gọi là suy van tĩnh mạch (Varicose Veins) thường hay gặp ở những người hay đứng lâu ngồi lâu, đặc biệt người trên 50 tuổi. Với tình trạng mạch máu giãn to ra, độ đàn hồi thành mạch giảm, từ đó giảm lượng máu về tim, tê chân, mỏi chân, cảm giác nặng chân, vọp bẻ, đặc biệt tăng dị cảm về ban đêm…

Suy van tĩnh mạch chia làm 2 loại là nông và  sâu.

Suy giãn tĩnh mạch nông

Suy giãn tĩnh mạch nông

Cơ chế hoạt động hồi lưu mạch máu.

Tĩnh mạch là hệ thống mạch máu dẫn máu sau khi đã đi nuôi trên cơ thể rồi trở về tim theo vòng tuần hoàn từ ngoại biên về trung tâm và từ dưới lên trên về tim. Vì vậy  để vận chuyển được, cần các VAN để chống cho dòng máu sau không trào ngược lại. Tình trạng suy giãn tĩnh mạch là tình trạng mà chức năng VAN nó bị yếu đi, làm cho VAN nó hở làm cho dòng máu nó bị trào ngược lại gây ra tình trạng tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch.

co_che_hoi_luu_mach_mau

Cơ chế hoạt động hồi lưu mạch máu

Những đối tượng nào hay gặp giãn tĩnh mạch

  • Suy van tĩnh mạch phổ biến hơn ở phụ nữ vì hormon estrogen, progesterone
  • Phụ nữ trong quá trình mang thai sản sinh ra nhiều hormone ảnh hưởng đến cấu trúc tĩnh mạch, kèm theo việc tăng cân làm tăng áp lực tĩnh mạch vùng chậu và đùi
  • Cách sống ít hoạt động, ăn ít chất xơ gây bón tăng áp lực ở bụng khi rặn.
  • Nghề nghiệp: đứng lâu, ngồi lâu đi lại chậm hay phạm vi hẹp. Khi đứng lâu ngồi lâu làm cho áp lực trong lòng tĩnh mạch tăng cao làm cho dòng máu bị ứ đọng và dễ trào ngược. Từ đó làm cho van tĩnh mạch bị yếu, dòng máu đi về tim không tốt ứ đọng ở chân từ đó gây ra các triệu chứng lâm sàng.
  • Ngoài ra thể trọng mập cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây ra căn bệnh này, cân nặng tạo áp lực lớn lên tĩnh mạch chân.
  • Chủng tộc thiếu hay thừa men làm thay đổi mô liên kết.
  • Di truyền gia đình : Thiếu protein C, antithrombin III dẫn đến huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) rồi dẫn đến  suy giãn tĩnh mạch thứ phát.
  • Dùng thuốc ngừa thai thời gian dài cũng là một nguyên nhân gây ra giãn tĩnh mạch.
  • Sau phẫu thuật khớp, đặc biệt là các vùng hông, chậu, gối nằm lâu không vận động dễ hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu sau đó gây ra giãn tĩnh mạch thứ phát
đối tượng mắc Suy giãn tĩnh mạch

đối tượng mắc Suy giãn tĩnh mạch

Triệu chứng Suy giãn tĩnh mạch là gì?

Đa số trong giai đoạn đầu bệnh diễn ra âm thầm người bệnh không nhận ra và rất dễ bỏ qua. Suy giãn tĩnh mạch chia làm 6 giai đoạn:

cac_giai_doan_suy_gian_tinh_mach

Các giai đoạn suy giãn tĩnh mạch

Với các triệu chứng nổi bật như:

  • Tĩnh mạch (TM) màu bầm tím
  • Tĩnh mạch bị vặn xoắn và phình lên; giống như dây thừng
  • Cảm giác đau và nặng chân
  • Nóng, nhịp đập mạnh, chuột rút và sưng phù chân
  • Đau tăng khi ngồi hay đứng lâu
  • Ngứa vùng xung quanh Tĩnh mạch
  • Màu da ở vùng giãn tĩnh mạch bị thay đổi

Chẩn đoán Suy giãn tĩnh mạch

Với những triệu chứng kể trên để xác định được tình trạng bệnh lý này cần kết hợp đánh giá lâm sàng và siêu âm Doppler mạch máu. Đây được xem là phương pháp hữu hiệu nhất hiện nay.

siêu âm mạch máu chuẩn đoán

siêu âm mạch máu chuẩn đoán

Điều trị Suy giãn tĩnh mạch ra sao?

Khi đã được chuẩn đoán suy van tĩnh mạch, tùy theo triệu chứng và mức độ nặng nhẹ mà có phương pháp điều trị phù hợp dựa trên chỉ định của bác sĩ.

  • Băng thun hoặc vớ thun lúc đứng: nhằm tạo áp lực cao ở phần xa & áp lực thấp hơn ở phần gần chi dưới.
  • Kết hợp Vật lý trị liệu, tập vận động chân thường xuyên bất cứ khi nào có thể: cử động bàn chân+ hít vào, bài tập Buerger’s exercise có hiệu quả hữu hiệu.
  • Bên cạnh đó việc thay đổi thói quen sinh hoạt, không đứng  quá lâu hay ngồi lâu quá 30 phút trong một tư thế.
  • Uống thuốc tăng trương lực mạch máu ngăn cản ứ trệ, viêm, đau, bảo vệ vi tuần hoàn.
  • Chích xơ hoá tĩnh mạch.
  • Laser nội mạch
  • Phẫu thuật : rút bỏ tĩnh mạch. dẫn lớn, lấy máu đông, sửa van.

>>>Tham khảo: Kem Firmax 3 hỗ trợ suy giãn tĩnh mạch

Hi vọng qua bài viết trên giúp cho quý đọc giả hiểu thêm về căn bệnh Suy giãn tĩnh mạch, phát hiện, phòng ngừa một cách hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc cần được giải đáp xin liên hệ trực tiếp qua bình luận trên Website bên dưới hoặc liên hệ Hotline 0388804555.

Thảo Tâm Thanh An Shop kinh doanh thực phẩm chức năng trên 6 năm, uy tín chất lượng, giao hàng toàn quốc, hỗ trợ tư vấn dinh dưỡng, sức khỏe miễn phí từ chuyên viên.

5/5 - (1 Bình chọn)

Đánh giá bài viết này