RÔM SẨY – MILIARIA

Rôm sảy là một căn bệnh không mấy xa lạ nhất là đối với những bậc làm cha làm mẹ. Ngày bé ai cũng từng mắc phải chứng bệnh này và thực tế thì mọi lứa tuổi đều mắc bệnh này nhưng chủ yếu lại xuất hiện ở trẻ em nhất là trẻ sơ sinh, tại sao lại như vậy thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

Rôm sảy - Miliaria

Rôm sảy – Miliaria

Contents

Rôm sảy là gì?

Rôm sảy hay còn gọi là rôm nổi sảy là một bệnh xuất hiện khi thời tiết nóng, ẩm ướt.

Lịch sử tên gọi:

+Vào thế kỷ IV TCN mang tên Hippocrates- một chứng phát ban do mồ hôi gây ra.

+Đến thế kỷ XVI mang tên Sudationes.

+Từ năm 1665 đến nay mang tên Miliaria bắt nguồn từ nước Đức.

Tại sao trẻ em lại dễ mắc bệnh hơn người lớn?

Rôm sảy là tình trạng phổ biến và ai cũng thể mắc bệnh này tuy nhiên bệnh thường xuất hiện ở trẻ em do làn da mỏng và khá nhạy cảm, các ống mồ hôi ở trẻ chưa phát triển hoàn thiện khiến cho mồ hôi không có đường thoát ra ngoài.

Xuất phát từ đâu mà xuất hiện bệnh?

Do mồ hôi bị mắc kẹt trong các lỗ chân lông.

-Thời tiết nóng làm giãn mao mạch trên da gây ứ đọng trên các ống bài tiết trên da.

-Hoạt động nặng đổ nhiều mồ hôi.

-Các yếu tố ảnh hưởng như: tuổi (trẻ nhỏ hay mắc bệnh hơn người lớn), khí hậu (người dân sống ở vùng nhiệt đới dễ mắc bệnh hơn so với người ở vùng ôn đới).

=> Tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm da.

Khi mắc bệnh cơ thể sẽ như thế nào?

Khi mắc rôm sảy thì sẽ như thế nào?

Khi mắc rôm sảy thì sẽ như thế nào?

Vì đây là bệnh ngoài da nên thường rất dễ phát hiện:

-Xuất hiện các mụn nhỏ li ti dễ vỡ và đóng thành vẩy hay thành từng mảng mụn nước đỏ khi bị vỡ sẽ gây đau nhức nếu như chạm vào.

-Ngứa khó chịu bứt rứt, ở trẻ thường hay quấy khóc, càng gãi vào vào nốt ban thì càng sưng tấy đỏ hơn nhiều, dễ nhiễm vi khuẩn nếu bị xước da thành những mụn mủ và nhọt.

-Vùng da dễ nổi rôm sảy nhất là: cổ, ngực, nách, lưng, gò má, mí mắt, ngực, cổ…

-Trong 1 số trường hợp nặng sẽ xuất hiện các vết sưng đỏ nóng kéo dài xung quanh vùng da bị ảnh hưởng, nước mủ chảy ra từ da, sốt cao trên 38 độ C cần đến khám bác sĩ để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời.

-Chia làm 4 dạng sau:

+Rôm sảy dạng tinh thể: dạng nhẹ nhất chỉ ảnh hưởng đến ống mồ hôi ở lớp trên cùng của da.

+Rôm sảy đỏ: dạng sâu trong da bao gồm các mụn nước đỏ gây ngứa ở vùng da bị thương.

+Rôm sảy mủ: do viêm nang mồ hôi.

+Rôm sảy sâu: ít phổ biến ảnh hưởng đến lớp trong cùng lớp hạ bì gây ra các tổn thương màu đỏ trông như thịt

Cách chữa trị

Cách chữa trị rôm sảy

Cách chữa trị rôm sảy

Rôm sảy khá lành tính có thể tự  khỏi trong 1 vài ngày rất nhanh khỏi khi trời mát và có thể trở lại khi gặp thời tiết nắng nóng, nhưng trong 1 vài dạng nếu xảy ra nhiễm trùng nặng cũng cần được điều trị y tế dùng các thuốc bôi như: calamine lotion, lanolin khan bôi ngoài da

-Mặc quần áo rộng rãi bằng vải, thoáng nhẹ giúp da không bị ẩm, ở trong nhiệt độ thoáng mát, quần áo cần được giặt sạch và phơi nơi không có khói bụi.

-Giữ da sạch thoáng vào ngày hè, có thể dùng phấn rôm, thuốc bôi nhằm duy trì độ sạch da ngăn ngừa rôm sảy.

-Không dùng xà phòng nếu như đang bị viêm da, hãy để cho da tự khô thay vì lau bằng khăn.

-Cách tốt nhất là ăn đồ mát để giải nhiệt cơ thể, tránh ăn đồ nóng, uống nhiều nước.

-Đối với trẻ em, các bà mẹ nên thường xuyên tắm mát cho trẻ cho trẻ hoạt động trong nhiệt độ mát mẻ, không quá nóng, không nên để trẻ mặc quần áo quá bí hơi, hay mặc quá nhiều quần áo, tránh mặc quần ni lông có dây thun ở bụng, kiểm tra thay tả cho bé.

=> Hạnh phúc là khi có một cuộc sống vui vẻ, có một số khoẻ tốt và biết chăm sóc cho những người thân yêu xung quanh cùng khỏe mạnh.

Sữa non alpha lipid luôn muốn mang đến cho các khách hàng và đọc giả một sức khỏe tốt nhất có thể nên đã chia sẻ tất cả những gì có liên quan đến sức khỏe của con người.

Sữa non alpha lipid lifeline luôn đồng hành cùng bạn qua các chặn đường.

Đánh giá bài viết này