Mắt là cơ quan rất cần thiết đối với cơ thể đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng: thu chụp hình ảnh, thu nhận và mã hóa thông tin từ bên ngoài truyền đến đại não, phục vụ cho sự sống của con người. Cấu tạo của đôi mắt:
-Bên ngoài: lông mày, lông mi, mí mắt, tròng mắt, tròng trắng, tròng đen.
-Bên trong: thủy tinh thể, đồng tử, giác mạc, mống mạc, củng mạc, võng mạc, đĩa thị, lõm hoàng điểm, thần kinh thị giác.
Bộ phận nào của mắt cũng rất quan trọng, trong đó viêm giác mạc cũng là một cơ quan không kém phần quan trọng. Khi giác mạc bị viêm thì mắt và cơ thể sẽ ra sao? Viêm giác mạc có nguy hiểm hay không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Giác mạc là lớp màng mỏng trong suốt cò hình vòm nằm phía ngoài cùng của nhãn cầu dày khoảng 0,5mm, chiếm đến 2/3 tổng số năng lượng cho phép ánh sáng đi qua và hội tụ ở đáy mắt giúp chúng ta có thể nhìn thấy mọi vật. Viêm giác mạc hay còn gọi là keratitis là tình trạng tổn thương viêm nhiễm bên trong giác mạc do sự xâm nhập của vi khuẩn, kí sinh trùng, nấm, và virus. Dựa vào mức độ tổn thương mà chia ra là nhiều loại:
+Viêm giác mạc nông.
+Viêm giác mạc sâu.
+Viêm giác mạc bọng.
+Viêm giác mạc nhu mô.
+Viêm giác mạc thành mụ.
+Viêm giác thành mạc.
Xem thêm: Các tật khúc xạ về mắt hay mắc ở giới trẻ
Contents
Nguyên nhân:
-Do trầy xước trên bề mặt của giác mạc hay chấn thương trong giác mạc trong lao động như: bụi, hạt thóc, bụi đá mài, côn trùng, mảnh kính nhỏ bắn vào mắt, cành cây quẹt vào mắt.
-Xâm nhập của virus herpes, zona,vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng acanthamoeba từ môi trường hoặc từ người mắc bệnh.
-Nguồn nước sông, hồ, bồn tắm… bị ô nhiễm có thể xâm nhập vào mắt.
-Đeo kính áp tròng không vệ sinh thường xuyên, khử trùng không đúng cách làm tăng nguy cơ viêm giác mạc, đây được xem là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh.
-Lông quặm, lông siêu, khí hâu nóng ẩm, thiếu vitamin A, hay tự ý dùng thuốc nhỏ mắt kéo dài không có chỉ định của bác sĩ cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm giác mạc tăng lên.
– Đã từng mắc một số bệnh về mắt trong quá khứ như: hở mi, liệt thần kinh, kết giác mạc, viêm loét giác mạc.
-Người mắc bệnh phong hay bệnh giang mai có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn mắt người bình thường.
Triệu chứng:
-Mắt bị đỏ hoặc sưng tấy lên, đau mắt, hay chảy nước mắt, khó mở mí mắt, mắt mờ khó nhìn rõ các vật, chói mắt và rất nhạy cảm với ánh sáng, ngứa rát, cộm mắt, cảm giác như có sạn trong mắt, sưng mắt ngày càng tăng cảm giác đau, giác mạc có đốm trắng đục, vùng kết mạc thì đỏ quanh vùng rìa.
-Trong trường hợp nặng hơn, có thể làm biến dạng giác mạc như: sẹo giác mạc, loạn thị, mờ đục giác mạc, giảm thị lực, viêm mủ nhãn cầu, thủng giác mạc, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa.
Cách điều trị:
-Ngay sau bị chấn thương mắt nên lấy vật ra nêu như vật ở nông dễ lấy, rửa mắt nhiều lần bằng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) hoặc nước sôi để nguội
-Bệnh nhẹ có thể tự điều trị tại nhà ngay khi phát hiện ra những dấu hiệu đầu tiên bằng cách tra thuốc mỡ Tetracyclin 1% 2 lần/ngày trước khi ngủ, tuyệt đối không được dùng corticoid nhỏ vào mắt.
-Tuy nhiên trong trường hợp nặng hơn thì cần chuyển đến các cơ sở chuyên khóa mắt để điều trị hiệu quả, trong các trường hợp quá nặng khi mà điều trị bằng nhỏ thuốc không hiệu quả thì người bệnh cần làm phẩu thuật để bảo vệ mắt bằng cách thay thế giáp mạc bị bệnh bằng mô ghép mới.
Tham khảo: Những chỉ số sức khỏe bạn nên biết
Viêm giác mạc có ngăn ngừa được không?
-Vệ sinh mắt sạch sẽ bằng nước muối nhất là khi thấy mỏi mắt, mắt đỏ, bảo vệ mắt, không dùng tay bẩn dụi vào mắt.
-Vệ sinh kính áp tròng kỹ và thường xuyên, giảm thời gian mang kính áp tròng, tuyệt đối không được đeo kính áp tròng lúc bơi.
– Khi làm việc trong môi trường có nguy cơ nhiễm khuẩn nhiều bụi bẩn dễ bị tổn thương vùng mắt cần có đeo kính bảo hộ chuyên dụng để bảo vệ cho mắt
-Những bệnh về mắt như: lông quặm, viêm túi lệ cần được điều trị sớm và dứt điểm tránh nguy cơ mắc bệnh lâu ngày dẫn đến biến chứng sinh ra bệnh viêm giác mạc.
-Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A tốt cho mắt, dầu cá.
=> Qua những thông tin trên bạn đã biết cách chăm sóc bảo vệ mắt mình khỏi bệnh viêm giác mạc hay chưa? Đừng đợi khi có bệnh mới lo lúc đó đã chậm trễ rồi hãy bảo vệ đôi mắt cũng như toàn bộ cơ quan trong cơ thể ngay từ hôm nay. Sức khỏe tốt, đôi mắt sáng suốt là sự khởi đầu của thành công.
Chia sẻ về sữa non alpha lipid lifeline luôn muốn mang đến những kiến thức có ích nhất cho sức khỏe của người tiêu dùng. Chúng tôi không bán hàng vì lợi nhuận cá nhân của mình mà mục đích chính của chúng tôi là đem đến nền sức khỏe tuyệt vời nhất cho mọi người trên toàn thế giới.
Sữa non alpha lipid luôn đồng hành cùng bạn qua mọi khó khăn trong cuộc sống.
Bài viết sản phẩm: Sữa non alpha lipid – tốt hay không?