NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH ĐỤC THỦY TINH THỂ

Các bệnh về mắt luôn là vấn đề quan tâm của rất nhiều người bởi đôi mắt là khởi nguồn của sự bắt đầu, trong đó đục thủy tinh thể cũng là một căn bệnh khá nguy hiểm và số người mắc bệnh cũng ngày càng tăng lên nhất là ở giới trẻ rất đáng để tìm hiểu.

Những điều cần biết về đục thủy tinh thể

Những điều cần biết về đục thủy tinh thể

Contents

Đục thủy tinh thể là gì?

Thủy tinh thể có cấu tạo từ nước, protein khá cao đến 35%, và một số chất khác, được xem như là một thấu kính hội tụ trong suốt nằm sau tròng đen bên trong nhãn cầu với chức năng điều tiết cho các tia sáng đi qua và hội tụ trên võng mạc giúp ta nhìn rõ được sự vật dù ở gần hay ở xa.

Đục thủy tinh thể hay còn gọi là cờm khô, cườm đó là tình trạng mà thể thủy tinh bị đục, không còn trong suốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, ánh sáng bị tán xạ tia sáng không thể vượt qua dẫn đến võng mạc không thể thu nhận được hình ảnh làm cho thị lực bị giảm, tùy theo mức độ nhiều hay ít mà thị lực của người bệnh sẽ giảm đi tương đương. Đục thủy tinh thể là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mù lòa. Chia làm 3 dạng: đục nhân, đục vỏ, đục bao.

Cơ chế: Protein có nhóm thiol bị biến đổi cấu trúc các nhóm thiol của chúng bị mất ion Hidro và tạo thành cầu nối disulphua dẫn đến sự thay đổi về trật tự sắp xếp của protein tại thủy tinh thể, kết đám cản trở đường đi của ánh sáng hậu quả cuối cùng là tạo ra đám mờ và đục thủy tinh thể.

Đối tượng mắc bệnh: Thường xảy ra ở người già (hầu hết là từ 50 tuổi trở lên) đến 70% ngoài ra cũng có thể mắc ở trẻ em do bẩm sinh từ nhỏ (nhiễm trùng trong thời kỳ mang thai, rubella, thủy đậu), người trẻ tuổi bị chấn thương về mắt chiếm 30% và ngày càng có xu hướng trẻ hóa.

Xem thêm: Tổng quan kiến thức về viêm giác mạc

Nguyên nhân.

Nguyên nhân gây đục thủy tinh thể

Nguyên nhân gây đục thủy tinh thể

Do rối loạn chuyển hóa các chất như vitamin C, glucose, nước…, di truyền từ gia đình.

-Đã từng bị tổn thương ở mắt hay mắc các bệnh về mắt như: võng mạc sắc tố, glocom, cận thị, bong võng mạc, viêm màng bồ đào…

-Do suy nhược cơ thể, thiếu oxi, dinh dưỡng thiếu cân đối thiếu protein, tuổi tác và nhân tố di truyền.

-Uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá.

-Môi trường, lối sống thiếu khoa học cùng với tâm lý chủ quan trong việc chăm sóc mắt.

-Biến chứng của bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, béo phì, hay người uống thuốc có chứa steriod trong 1 thời gian dài có nguy cơ mắc bệnh cao.

-Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, với xạ ion hóa được sử dụng trong chụp chiếu X-quang và xạ trị ung thư.

Tham khảo thêm: Các tật khúc xạ về mắt hay mắc ở giới trẻ

Triệu chứng:

Triệu chứng của đục thủy tinh thể

Triệu chứng của đục thủy tinh thể

-Thể thủy tinh dần trở nên đục, cứng, dày và khô hơn mắt người bình thường.

-Ở 1 số trường hợp xuất hiện các cơn đau, mắt đỏ, sưng.

-Thị giác mờ hay tối lại, nhìn không rõ mọi vật nhất là vào ban đêm, ở những nơi tối không đủ ánh sáng.

-Nhìn mọi vật có màu ố vàng đi, mắt bị lóa mắt, nhạy cảm, dễ bị chói mắt khi nhìn thấy ánh sáng.

-Nhìn thấy 2 hình dù dù chỉ nhìn bằng một mắt.

-Giảm thị lực ảnh hưởng đến sinh hoạt và lao động.

-Theo thống kê điều tra tại 14 tỉnh thành ở Việt Nam có gần 330000 ngừơi mù trong đó có đến 74% người mắt đục thủy tinh dẫn đến mù.

Bài viết tham khảo: Giải thích các hiện tượng kì lạ trên cơ thể con người

Điều trị và giải pháp.

Làm việc nơi đầy đủ ánh sáng để ngăn ngừa đục thủy tinh thể

Làm việc nơi đầy đủ ánh sáng để ngăn ngừa đục thủy tinh thể

-Khám ngay bác sĩ nếu gặp các vấn đề về thị lực, khám định kỳ 1 năm/1 lần nhất là khi về già để phát hiện sớm ra bệnh.

-Giữ cho lượng đường trong máu ổn định nếu bạn bị tiểu đường.

-Giai đoạn đầu người bệnh có thể đeo kính, hoặc dùng kính lúc, dùng thuốc nhỏ mắt cataract, catalin, quinax.

-Làm việc ở nơi có đủ ánh sáng để đảm bảo thị lực cho mắt.

-Bảo vệ mắt tránh các tác động của yếu tố môi trường: hạn chế tiếp xúc với khói bụi và tia cực tím, đeo kính khi đi đường tránh bụi côn trùng vào mắt.

-Hạn chế rượu, bia, thuốc lá có chế độ dinh dưỡng khoa học với các thực phẩm tốt cho mắt như: cà rốt, dâu tây, rau bó xôi, cam, bưởi.

=> Chúng ta cần biết cách chăm sóc và bảo vệ mắt ngay từ bên trong để phòng tránh bệnh đục thủy tinh thể, các bệnh lý khác và bảo vệ đôi mắt luôn sáng khỏe.

Chia sẻ sữa non alpha lipid không chỉ chia sẻ về sản phẩm của mình mà còn mong muốn mang đến cho các khách hàng những kiến thức có ích nhất cho sức khỏe. Hãy cùng theo dõi phần chia sẻ của chúng tôi để có nhiều kiến thức bổ ích hơn nữa nhé.

Sữa non alpha lipid luôn luôn đồng hành cùng bạn qua mọi khó khăn trong cuộc sống.

Bài viết sản phẩm: Tác dụng hiếm có của sữa non alpha lipid

Đánh giá bài viết này