Giới trẻ là lứa tuổi dễ mắc các tật khúc xạ về mắt nhất, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua thông tin dưới đây nhé.
Contents
Cận thị.
Cận thị có tên khoa học là MIOPIA là một tật khúc xạ ở mắt gây khó khăn trong việc nhìn và ghi nhận hình ảnh ở nơi xa. Cả điểm cực cận và điểm cực viễn đều gần mắt hơn mắt người bình thường, giới hạn nhìn thấy của mắt người cận thị là trong khoảng từ 12,5 – 37,5 cm.
Đối tượng thường mắc bệnh là: lứa tuổi đi học, thiếu niên 20%, thanh niên 25%, những người làm công việc đòi hỏi thị giác phải làm việc với cường độ cao.
Nguyên nhân: Xem ti vi, đọc sách, sử dụng vi tính và các thiết bị điện tử quá nhiều, hoạt động làm việc không đủ ánh sáng làm mắt phải điều tiết quá nhiều, tư thế ngồi học không đúng. Khả năng trẻ bị cận thị do di truyền lên đến 100%.
Triệu chứng: không gây ra biến chứng quá nặng nề, ảnh của vật thông qua thấu kính của mắt không nằm trên võng mạc mà nằm phía trước võng mạc dẫn đến ảnh bị nhòe đi. Thường hay nheo mắt, dụi mắt, mỏi mắt, chảy nước mắt, nhạy cảm với ánh sáng, không thể nhìn rõ các vật ở khoảng cách 1m, khó đọc hoặc đọc nhầm do nhìn không rõ chữ, đau đầu. Cận thị dễ dẫn đến các biến chứng như: teo gai thị, thoái hóa giác mạc.
Giải pháp:
- Đeo kính hoặc kính áp tròng (kính đeo giành cho người cận thị là thấu kính phân kỳ), nên đeo kính thường xuyên và kiểm tra định kỳ từ 3-6 tháng để tránh lên độ cận.
- Trên 25 tuổi có thể phẫu thuật Lasik để điều chỉnh cận thị, bổ sung thêm thức ăn giàu vitamin A bổ cho mắt.
Xem thêm: Cách tăng chiều cao ở tuổi 18
Viễn thị.
Viễn thị cũng là một tật liên quan đến khúc xạ ở mắt, giác mạc không đủ độ cong, ảnh hội tụ ở phía sau võng mạch thay thì trên võng mạc như mắt người bình thường. Chia làm 3 loại:
+Viễn thị nhẹ: <2 diop.
+Viễn thị trung bình: 3-5 diop.
+Viễn thị nặng: >5 diop.
Đối tượng: bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể mắc bệnh nhưng hay gặp ở trẻ em nhưng có thể cải thiện qua thời gian, người lớn tuổi do thủy tinh thể đã bị lão hóa, người mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao cũng có thể dẫn đến mắt bị viễn thị.
Nguyên nhân: do bẩm sinh giác mạc quá dẹp, di truyền từ gia đình, thường xuyên nhìn xa không giữ đúng khoảng cách nhìn khiến cho thủy tinh luôn xẹp xuống dần mất đi tính đàn hồi.
Triệu chứng: nhìn mờ các vật ở khoảng cách gần, mỏi mắt, đau mắt, đau đầu, thị lực giảm sút, không thể nhìn rõ những đối tượng ở gần nhưng có thể nhìn những vật ở xa rõ ràng, cần phải nheo mắt để nhìn những vật ở gần, lo âu, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt. Một biến chứng hiếm gặp là mù mắt.
Giải pháp:
-Viễn thị ở trẻ em thường không cần phải điều trị vì mắt trẻ khá linh hoạt có thể khỏi bệnh từ từ theo thời gian.
-Người lớn nên đeo kính áp tròng, mắt kiếng (là thấu kính hội tụ) hoặc có thể phẫu thuật bằng Laser.
-Khám mắt định kỳ, cần có chế độ dinh dưỡng khoa học ăn uống các thực phẩm lành mạnh, lối sống lành mạnh, học tập và làm việc trong môi trường đầy đủ ánh sáng, bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời, không hút thuốc lá.
Tham khảo thêm: Vấn đề trẻ suy dinh dưỡng thấp còi ở Việt Nam
Loạn thị.
Loạn thị là một tật về mắt liên quan đến khúc xạ. Loạn thị đôi khi kèm theo các tật cận thị hoặc viễn thị. Các tia hình ảnh hội tụ ở trên võng mạc, giác mạc lại có hình dạng bất thường khiến khả năng tập trung ánh sáng yếu đi thấy nhòe, không rõ.
-Dựa vào mức độ chia làm 2 loại:
+Loạn thị ở mức độ nhẹ: <2.00D chiếm đến 90% trên tổng số người mắc.
+Loạn thị ở mức độ nặng: >4.00D phần lớn là do bẩm sinh.
-Dựa vào tính chất của mắt chia làm 2 loại:
+Loạn thị giác mạc: loạn thị đều, loạn thị không đều, loạn thị cận, loạn thị viễn, loạn thị hỗn hợp.
+Loạn thị không do giác mạc: loạn thị do thủy tinh, loạn thị do võng mạc.
Đối tượng: gặp ở mọi lứa tuổi nhưng dễ mắc nhất là lứa tuổi đi học
Nguyên nhân:
-Do di truyền: hầu hết các trường hợp loạn thị xuất hiện ngay lúc mới sinh.
-Cận thị hay viễn thị quá mức dễ dẫn đến loạn thị.
-Bị sẹo mắt hay mỏng giác mạc, thoái mạc giác mạc.
-Từng phẫu thuật đục thủy tinh thể, chấn thương mắt.
Triệu chứng: Mỏi mắt, phải nheo mắt mới có thể nhìn rõ, khó nhìn vào ban đêm, nhìn mờ ở khoảng cách xa, đau đầu.
Giải pháp: dùng kính (kính trụ là một mặt phẳng và một mặt trụ có thể là thấu kính hội tụ hay phân kỳ) hay phẩu thuật, bổ sung chất dinh dưỡng tốt cho mắt như: Lutein, Vitamin A, Eye Bright… chống lại các tác nhân gây oxy hóa, học tập làm việc sinh hoạt trong điều kiện ánh sáng.
=> Hãy chăm sóc đôi mắt của bạn vì đôi mắt là cửa sổ tâm hồn là nơi bắt đầu của niềm tin, tình yêu và hạnh phúc của cuộc sống.
Chia sẻ sữa non alpha lipid mang đến cho các bạn những kiến thức cực kì có ích dành cho cuộc sống hằng ngày của các bạn. Hãy chung tay cùng sữa non alpha lipid lifeline để có một cuộc sống hoàn hảo và một sức khỏe tuyệt vời nhất có thể.
Sữa non alpha lipid luôn luôn đồng hành cùng bạn qua mọi khó khăn trong cuộc sống.
Bài viết về sản phẩm: Thế nào là công nghệ độc quyền alpha lipid