Trên thị trường hiện nay tràn lan các loại hàng giả, hàng nhái và đây cũng là một trong vấn đề nhức nhối của xã hội. Nó mang lại những hệ lụy không hề nhỏ cho xã hội như giảm niềm tin của khách hàng vào hàng hóa, làm giảm uy tín của các nhà sản xuất, … và quan trọng hơn hết là ảnh hưởng cực kì lớn đến sức khỏe của những người tiêu dùng. Sữa non alpha lipid lifeline cũng không thoát khỏi vấn nạn này. Chỉ vì chút lợi ích cá nhân mà nhiều người đã xem thường mạng sống của người khác, làm ra vô số hàng giả mạo, hàng nhái và tung ra thị trường. Sản phẩm càng uy tín, càng chất lượng, càng được ưa chuộng thì càng dễ dàng cho việc làm giả. Vì vậy, hôm nay chúng tôi sẽ chỉ ra các chiêu trò lừa đảo của kẻ gian để các bạn dễ đề phòng và tránh xa chúng ra nhé.
Contents
Chú ý về giá.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều giá về một lon sữa non alpha lipid lifeline 450g, giao động từ 500.000đ đến 1.500.000đ. Vì sao lại có nhiều mức giá như vậy? Đó là những mức giá mà họ tự đưa ra, chủ yếu đánh vào tâm lý của những khách hàng cả tin, nhẹ dạ và ham rẻ.
Chú ý: thật sự thì sữa non alpha lipid lifeline lon 450g chỉ có hai giá chính xác do công ty New Image Một Thành Viên Việt Nam quy định là:
- Giá bán lẻ tại các cửa hàng: 1.536.000đ.
- Giá dành cho các nhà phân phối: 1.280.000đ
Ở đâu bán sữa non alpha lipid thấp hơn hoặc cao hơn giá chính của công ty (1.280.000đ) thì là lừa đảo đấy nhé các bạn. Và nếu là một nhà phân phối mà bán như thế thì sẽ làm ảnh hưởng tới uy tín của công ty, đồng thời cũng ảnh hưởng đến thương hiệu sữa non alpha lipid lifeline.
Những tuyệt chiêu lừa đảo mới về sữa non alpha lipid.
Xem thêm: Sữa non alpha lipid – thế nào là chính hãng
- Mã QR sẽ không có giá trị gì khi không đi kèm với hóa đơn của công ty New Image: Tuy có thể dùng phần mềm quét mã QR để kiểm tra nguồn gốc sản xuất nhưng những kẻ gian lại thu mua những vỏ lon đã dùng hết (có nơi thu mua với giá 150.000đ, nơi thì 200.000đ và có nơi lên đến 300.000đ/1 lon). Sau khi mua những vỏ lon này về thì bạn biết bọn chúng sẽ làm gì rồi chứ? Bọn chúng sẽ bán ra sữa giá rẻ với vỏ lon thật nhưng bên trong là hóa chất Trung Quốc có màu và mùi giống sữa. Vì vậy nên khi mua sữa các bạn cần chú ý đến hóa đơn nữa nhé, đừng vì quét được mã QR và ham rẻ để mà bị lừa.
- Tinh vi hơn nữa là bọn chúng sẽ nói bán giá rẻ để ăn hoa hồng thôi, bôi hoặc cạo mã code dưới đáy lon đi, cho xem hóa đơn nhưng không đưa hóa đơn cho khách hàng, dù hóa đơn có là thật đi nữa thì cũng còn mã code đâu mà xác nhận. Những chiêu trò này đánh vào tâm lý tiếc tiền của khách hàng, bớt được đồng nào hay đồng đó, ham rẻ dẫn đến tin tưởng bọn chúng một cách mù quáng.
- Có những nơi rất táo bạo, chúng nhập khẩu sữa non alpha lipid làm giả từ Trung Quốc về, cạo mã vạch và làm mã vạch giả để lừa khách hàng và bán giá rẻ hơn bình thường.
- Những thành phần khác thì nói là bán hàng rẻ để cạnh tranh, thi lấy thành tích, lấy thưởng. Nhưng bán như vậy nếu là hàng chính hãng thì bạn nghĩ tiền thưởng có bù lỗ nổi không? Có người kể với tôi một câu chuyện mà anh ta từng chứng kiến: bọn lừa đảo trực tiếp tới giao sữa, lúc đầu có đầy đủ mã code dưới đáy lon và hóa đơn, rồi sau đó cạo mã lon, xé hóa đơn trước mặt khách hàng để tạo niềm tin. Như vậy thì lần sau bọn chúng chỉ giao tới lon sữa đã cạo mã lon, khách hàng vẫn tin tưởng và tiếp tục sử dụng nhưng chẳng có hiệu quả, có khi còn bệnh thêm.
- Một số cách lừa đảo nữa như là nói với khách hàng đây là hàng xách tay, không có hóa đơn, không có mã code, không qua kiểm quan nên giá nó rẻ hơn. Bạn cần nhớ là giá bán tại 14 quốc gia đều ngang nhau và tại New Zealand cũng vậy, vậy lấy đâu ra những hàng xách tay giá rẻ như vậy?
Lời khuyên tôi chân thành dành cho các bạn.
Ngoài thị trường còn rất nhiều chiêu trò còn ti vi hơn nhiều so với những trò ở trên nên các bạn hãy tìm hiểu thêm trong những bài viết khác của chúng tôi nhé.
Cách đơn giản nhất là hãy tìm đến những đơn vị phân phối sữa non alpha lipid lifeline để mua hàng và hơn nữa bạn sẽ được tư vấn miễn phí thêm về cách sử dụng, tác dụng và quan trọng hơn hết là cách mua hàng chính hãng nhé.
Bài viết tham khảo: Sữa non alpha lipid – tốt hay không?